8 chiêu tăng tốc máy tính dành cho bạn

  • 163

8 thủ thuật tăng tốc máy tính nên biết

Sau một thời gian sử dụng máy tính, bạn đang cảm thấy chiếc máy tính đang dần trở nên chậm chạp, ì ạch hơn, không còn được "thanh thoát" như khi mới mua về nữa. Điều đó được thể hiện rõ rệt qua thời gian khởi động cũng như tắt máy hay các chương trình, ứng dụng mở lên rất hay bị treo, đơ. Vì thế, đôi khi, bạn đã tính đến phương án mua một chiếc máy tính mới. Tuy nhiên, trước khi đổi máy, hãy thử áp dụng những chiêu tăng tốc máy tính đơn giản mà chúng tôi chia sẻ dưới đây xem sao đã nhé. Biết đâu máy tính của bạn sẽ nhanh chóng phục hồi được "phong độ" và bạn sẽ tiết kiệm được khoản tiền kha khá dùng để mua máy mới.

1. Loại bỏ bớt các ứng dụng chạy nền

Thông thường, khi đóng một ứng dụng lại thì chúng ta nghĩ đã tắt hẳn được nó. Song thực tế, không hẳn như vậy. Khi mà có nhiều ứng dụng vẫn chạy trên nền hệ thống, điều đó dẫn đến hiệu suất hoạt động của hệ thống bị ảnh hưởng. Do đó, giải pháp tốt nhất là bạn nên loại bỏ bớt các ứng dụng nào không thực sự cần thiết đi.

2. Sử dụng phần mềm diệt malware và adware

Một nguyên nhân không kém phần quan trọng làm máy tính chạy chậm là do Malware và Adware. Do đó, bạn hãy tập cho mình thói quen diệt virus thường xuyên vừa để tăng hiệu suất cho máy tính và đảm bào an toàn cho dữ liệu trong máy tính. Bạn có thể sử dụng một số phần mềm diệt virus như Avast Free Antivirus, Bkav, AVG Antivirus.

3. Đặt mật khẩu Wifi

Nghe qua thì có vẻ "khó tin" song đó lại là sự thật, khi mạng Wifi của bạn (ở nhà) bị sử dụng "chùa", điều đó đồng nghĩa với việc đường truyền sẽ bị quá tải, kéo theo tốc độ lướt web chậm chạp. Vì thế, bạn nên sử dụng mật khẩu đủ mạnh cho mạng Wifi để phòng trường hợp bị người khác truy cập vào.

4. Kiểm tra sự xung đột của phần cứng

Đôi khi, chính việc thay đổi linh kiện máy tính có thể khiến cho có sự xung đột giữa các phần cứng với nhau, gây ra tình trạng hoạt động ì ạch của hệ thống. Vì thế, trước khi tiến hành nâng cấp hay thay thế linh kiện, chúng ta cần xem chúng có thể bị xung đột hay không. Trong trường hợp không xác định được, bạn nên mang ra cửa hàng chuyên nghiệp để họ kiểm tra.

5. Gỡ bỏ tiện ích trên trình duyệt web

Gỡ bỏ tiện ích trên trình duyệt

Trong quá trình lướt web, nhiều người có thói quen cài đặt thêm các tiện ích hỗ trợ dành cho trình duyệt nhưng không biết được rằng những tiện ích này cũng "ngốn" khá nhiều tài nguyên trên hệ thống. Bởi vậy, nếu cảm thấy tiện ích nào không thực sự cần thiết hoặc ít sử dụng, bạn nên gỡ bỏ nó đi.

6. Chuyển sang ổ cứng SSD

So với ổ HDD truyền thống, ổ SSD được đánh giá cao hơn hẳn về mặt hiệu suất và tốc độ xử lý. Nhược điểm duy nhất của ổ SSD là dung lượng nhỏ cũng như giá thành khá cao. Tuy nhiên, đó chỉ là chuyện quá khứ khi thời gian gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều ổ SSD với dung lượng lên đến 120GB, trong khi giá thành ở mức chấp nhận được.

7. Thường xuyên khởi động lại máy tính

Khi có việc phải ra ngoài, nhiều người thướng có thói quen để máy tính ở chế độ ngủ thay vì tắt hẳn máy tính đi do sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi mở máy tính lên. Thực tế, chế độ ngủ của máy tính là trạng thái tiêu thụ ít năng lượng hơn bình thường. Khi bật máy tính từ chế độ này, các ứng dụng và dữ liệu mà bạn đang làm việc sẽ được lấy từ bộ nhớ tạm. Tuy nhiên, theo thời gian, bộ nhớ tạm này sẽ đầy lên dẫn đến tình trạng chậm chạp của hệ thống.

Vì thế, bạn nên tắt máy tính đi nếu không sử dụng đến. Khi đó, bộ nhớ tạm sẽ được "dọn sạch" và hệ thống của bạn sẽ được tăng tốc lên chút ít.

8. Tăng dung lượng Ram

Khi cần tăng tốc cho máy tính, một phần không thể thiếu được, đó là nâng cấp cho Ram. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khởi chạy cùng lúc nhiều chương trình cũng như đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru hơn.

Hi vọng bài viết có ích với bạn!

Cập nhật: 15/04/2016 Xuân Linh Nguyễn
  • 163