5 cách sửa lỗi máy tính Windows 10 không tắt hẳn được
- 3.804
Khắc phục lỗi không thể tắt hẳn máy tính Windows 10
Mặc dù là hệ điều hành có nhiều cải tiến mới so với các phiên bản trước nhưng Windows 10 vẫn không tránh khỏi bị "dính" một số lỗi khá khó chịu trong quá trình sử dụng. Gần đây nhất, nhiều người dùng gặp phải tình trạng không thể tắt hẳn máy tính được, cụ thể là đã thực hiện lệnh Shutdown nhưng đèn nguồn và quạt vẫn chạy. Và đương nhiên, nhiều người sẽ chuyển sang phương pháp thủ công là ấn giữ nút Power để tắt nóng. Tuy nhiên, nếu thực hiện cách thức này lâu dài sẽ ảnh hưởng tới độ bền và tuổi thọ của phần cứng hệ thống. Vậy phải khắc phục lỗi này ra sao đây? Bạn đừng lo, chúng tôi sẽ hướng dẫn các cách sửa lỗi máy tính Windows 10 không tắt hẳn được trong bài viết sau đây. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Tắt hết các chương trình chạy ngầm
Bước 1: Trong khung tìm kiếm của Windows, bạn hãy nhập từ khóa msconfig rồi nhấn vào kết quả mà hệ thống trả về để mở công cụ System Configuration.
Bước 2: Khi cửa sổ System Configuration, hãy nhấn chọn tab Services rồi đánh dấu vào tùy chọn Hide all Microsoft services. Tại đây, bạn hãy tắt các chương trình chạy ngầm mà bạn cảm thấy không cần thiết bằng cách bỏ dấu check rồi bấm Apply để lưu lại.
Bước 3: Tiếp theo, bạn hãy nhấn chuột phải vào thanh tác vụ rồi chọn Task Manager (hoặc ấn tổ hợp phím tắt Ctr+Shift+Esc). Trong giao diện cửa sổ Task Manager, hãy chọn tab Services và tiến hành tắt các ứng dụng "thừa" trên máy tính.
2. Thực hiện Shutdown từ Command Prompt
Bước 1: Từ màn hình Desktop, hãy nhấn chuột phải lên nút Start rồi chọn Command Prompt (Admin).
Bước 2: Trong hộp thoại Command Prompt, hãy nhập dòng lệnh sau và ấn Enter. Ngay sau đó, máy tính sẽ tự động tắt cho bạn.
shutdown /s /f /t 0
3. Khắc phục lỗi Driver
Một nguyên nhân rất lớn khiến cho máy tính không thể tắt hẳn được là do driver nào đó đang gặp lỗi. Vì thế, bạn chỉ cần khắc phục lỗi Driver thì máy tính cũng sẽ tắt hẳn được.
Bước 1: Trước tiên, bạn hãy nhấn chuột phải vào biểu tượng This PC rồi chọn mục Properties.
Bước 2: Khi cửa sổ System xuất hiện, hãy nhấn vào tùy chọn Device Manager (Quản lý thiết bị).
Bước 3: Trong giao diện cửa sổ Device Manager, hãy tìm tới driver nào đang bị lỗi (có dấu chấm than vàng bên cạnh) và nhấn chuột phải rồi chọn Uninstall để gỡ driver đó.
Bước 4: Sau khi quá trình gỡ driver hoàn tất, hãy nhấn vào công cụ Scan for hardware changes (biểu tượng máy tính và kính lúp) để hệ thống tự nhận diện driver còn thiếu và cài đặt.
4. Vô hiệu hóa tính năng Fast Startup
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy mở thư mục điều khiển Control Panel lên rồi nhấn vào mục Power Options.
Bước 2: Trong giao diện Power Options, hãy nhấn vào tùy chọn Choose what the power buttons do ở cột menu bên trái.
Bước 3: Tiếp đó, hãy nhấn vào tùy chọn Change settings that are Currently available như hình bên dưới.
Bước 3: Cuối cùng, hãy kéo xuống tìm mục Shutdown settings rồi bỏ đánh dấu ở tùy chọn Turn on fast startup (Recommended). Sau đó, bấm Save changes để lưu lại thay đổi là xong.
5. Quét phần mềm độc hại Malware
Tuy đây không phải lý do phổ biến song cũng không nên bỏ qua "tác nhân" gây hại này vì suy cho cùng, nó không gây ra tình trạng không thể tắt hẳn máy tính thì cũng khiến cho máy tính chạy chậm lại. Hiện nay, có khá nhiều phần mềm diệt Malware khác nhau để bạn có thể sử dụng như Malware Removal Tool, IOBit Malware Fighter Free, Malwarebytes Anti Malware.
- Cách tắt Windows Defender trong Windows 10
- Khắc phục lỗi Windows 10 không lưu mật khẩu Wifi theo 2 cách
- Hướng dẫn sửa lỗi mất biểu tượng loa trong Windows 10
Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ!
- 3.804