Đặt mật khẩu cho Zalo chỉ với vài thao tác, từ đó mỗi lần mở ứng dụng Zalo, các bạn cần phải nhập mật khẩu. Đây là cách hữu ích để các bạn bảo mật thông tin tài khoản của mình. Trong bài viết này, Down.vn mời các bạn tham khảo cách đặt mật khẩu cho ứng dụng Zalo trên điện thoại Android. Các bước thực hiện không quá khác biệt so với cài đặt password cho ứng dụng Zalo trên điện thoại IPhone, hãy cùng theo dõi nhé.
Nếu chưa cập nhật ứng dụng Zalo phiên bản mới nhất, mời các bạn tải theo link sau:
Cài đặt mật khẩu trên điện thoại vẫn chưa "đủ độ" với bạn? Bạn muốn tăng cường an toàn với 2 lớp bảo mật, khóa thêm cả trong ứng dụng nữa để những câu chuyện không bị lộ ra ngoài nếu có ai đó mượn điện thoại của bạn? Có lẽ bạn sẽ mỉm cười khi biết được Zalo cũng có tính năng cài mật khẩu.
Cách đặt mật khẩu cho Zalo trên điện thoại Android
Bước 1. Mở ứng dụng Zalo → Chọn phần Mở rộng (dấu ba chấm) → Thiết lập riêng tư (hình ổ khóa)
Bước 2. Trong thiết lập riêng tư, các bạn có thể lựa chọn cài đặt phần
- Tắt/bật tin nhắn từ người lạ
- Chặn bạn gửi tin nhắn
- Cho người lạ bình luận
- Cho người lạ xem ảnh
- Chặn bạn xem nhật ký
- Ẩn hoạt động của bạn bè
- Bật/tắt hiển thị ngày sinh
- Khóa Zalo
Để thực hiện đặt mã khóa để chặn người khác mở Zalo trên máy của mình, hãy chọn Bảo mật Khóa Zalo → Khóa ứng dụng.
Bước 3. Đặt mã khóa → Nhập password. Trong phần này, các bạn được yêu cầu nhập mật khẩu 4 số, và thực hiện thao tác xác nhận lại mật khẩu vừa nhập.
Bước 4. Đặt thời gian tự động khóa cho ứng dụng. Tại đây, bạn có thể lựa chọn các mức độ: Ngay lập tức, sau 5 giây, 10 giây, 15 giây, 30 giây.
Lưu ý: Trong trường hợp quên mã khóa ứng dụng bạn phải gỡ bỏ và cài đặt lại ứng dụng để xóa mật khẩu cũ, sau khi cài đặt lại, các dữ liệu tin nhắn và cuộc gọi sẽ mất.
Như vậy, các bạn đã xong thao tác cài mật khẩu cho Zalo trên điện thoại Android, khi mở ứng dụng, các bạn cần nhập mật khẩu để vào được.
Chúc các bạn thành công!