Hướng dẫn cách chơi cờ tướng

Cẩm nang chơi cờ Tướng dành cho người mới bắt đầu

Cờ tướng là game trí tuệ được nhiều người chơi nhất ở Việt Nam hiện nay, đây là 1 trong những game được chơi nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay cùng với bộ môn cờ vua. Cờ vua có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng nó đang trò chơi rất phổ biến ở các nước phương Đông và được biết đến rộng rãi hơn với các tên Chinese Chess. Cách chơi cờ tướng yêu cầu ở người chơi sự tính toán, tư duy cùng 1 chút may mắn. Mỗi ván cờ có thể chỉ chơi trong 2 đến 3 phút nhưng khi tham gia các giải đấu nó có thể kéo dài hàng giờ nếu như người chơi không có động thái cầu hòa. Trò chơi dành cho 2 người chơi, cùng với đó là 32 quân cờ chia đều cho 2 bên với các quân: Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã và Tốt. Tải Cờ Tướng để bắt đầu tham gia trò chơi trí tuệ thú vị này nhé.

Trò chơi này đã du nhập vào Việt Nam rất lâu và được chơi bởi mọi lứa tuổi, từ các bậc bô lão - cao niên đến các trẻ nhỏ đều có thể bị cuốn hút với những nước cờ đầy tính toán này. Vì được người Trung Quốc phát triển và hoàn thiện nên cờ tướng đã xây dựng nên hình ảnh của một quốc gia thu nhỏ với bàn cờ là một trận địa sinh động và 32 quân cờ đầy đủ các binh chủng. Có đầy đủ các tầng lớp: công, thủ, sông, cung các quân được chia thành ba lớp xen kẽ hài hoà. Chính vì sự phổ biến của nó nên cờ tướng đã được phát triển để chơi trên di động với nhiều phiên bản khác nhau để chơi trên điện thoại. Nếu bạn muốn bắt đầu tìm hiểu về cờ tướng hãy theo dõi bài viết dưới đây của Down.vn để có được những kiến thức cơ bản về bộ môn này.

Cách chơi cờ tướng cho người bắt đầu

Quy luật di chuyển của các quân cờ

Tướng

  • Đi từng ô một, đi ngang hoặc dọc. Tướng luôn luôn phải ở trong phạm vi cung và không được ra ngoài.
  • Cung tức là hình vuông 2X2 được đánh dấu bằng đường chéo hình chữ X

  • Đi chéo 1 ô mỗi nước. Sĩ luôn luôn phải ở trong cung như Tướng.
  • Sỹ có chức năng trong việc bảo vệ Tướng, mất Sỹ được cho là nguy hiểm khi đối phương còn đủ 2 Xe hoặc dùng Xe Mã Tốt tấn công.

Tượng

  • Đi chéo 2 ô (ngang 2 và dọc 2) cho mỗi nước đi.
  • Tượng chỉ được phép ở một bên của bàn cờ, không được di chuyển sang nữa bàn cờ của đối phương.
  • Nước đi của tượng sẽ không hợp lệ khi có một quân cờ nằm chặn giữa đường đi.
  • Tượng được tính là mạnh hơn Sĩ một chút. Khả năng phòng thủ của Tượng cũng được tính nhỉnh hơn.

Xe

  • Đi ngang hay dọc trên bàn cờ miễn là đừng bị quân khác cản đường từ điểm đi đến điểm đến.
  • Xe được coi là quân cờ mạnh nhất trong cờ tướng.

  • Đi ngang 2 ô và dọc 1 ô (hay dọc 2 ô và ngang 1 ô) cho mỗi nước đi.
  • Nếu có quân nằm ngay bên cạnh mã và cản đường ngang 2 (hay đường dọc 2), mã bị cản không được đi đường đó.

Pháo

  • Đi ngang và dọc giống như xe.
  • Điểm khác biệt là nếu pháo muốn ăn quân, pháo phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó.
  • Có thể nói pháo là quân cờ lợi hại nhất trong cờ tướng.

Tốt

  • Đi một ô mỗi nước. Nếu chốt chưa vượt qua sông, nó chỉ có thể đi thẳng tiến.
  • Khi đã vượt sông rồi, chốt có thể đi ngang 1 nước hay đi thẳng tiến 1 bước mỗi nước.

Hướng dẫn luật chơi

Bắt quân

  • Khi một quân đi tới một giao điểm khác đã có quân đối phương đứng thì được quyền bắt quân đó, đồng thời chiếm giữ vị trí quân bị bắt.
  • Không được bắt quân bên mình.
  • Được phép cho đối phương bắt đầu quân mình hay chủ động hiến quân mình cho đối phương, trừ tướng
  • Quân bị bắt phải bị loại và bị nhấc ra khỏi bàn cờ.

Chiếu tướng

  • Quân của một bên đi một nước uy hiếp để nước tiếp theo chính quân đó hoặc quân khác bắt được tướng của đối phương thì gọi đó là nước chiếu tướng.
  • Bên bị chiếu tướng phải tìm cách chống đỡ ứng phó, tránh nước chiếu tướng. Nếu không sẽ bị thua ván cờ.
  • Khi đi nước chiếu tướng, bên đi có thể hô “chiếu tướng” hay không cần hô cũng được.
  • Tướng bị chiếu từ cả bốn hướng (bị chiếu cả từ phía sau)
  • Bên bị chiếu tướng phải di chuyển tướng sang vị trí khác để tránh nước chiếu và bắt quân đang chiếu.
  • Và bên bị chiếu phải dùng quân khác cản quân chiếu, đi quân che đỡ cho tướng.

Chống tướng

  • Hai tướng trên bàn không được nằm trên cùng một cột dọc mà không có quân cản ở giữa.
  • Nước đi để 2 quân tướng ở vị trí chống tướng là không hợp lệ.

Đuổi Quân

  • Một quân di chuyển đến vị trí mà nó có thể bắt quân nào đó của đối phương (trừ tướng) trong nước tiếp.
  • Hoặc một nước đi làm cho Pháo chiếu quân đối phương.

Loại trừ các ngoại lệ sau:

  • Khi nước đi của tướng hoặc tốt chiếu quân đối phương. Nước đi này không gọi là nước đuổi quân.
  • Nước đi hăm dọa tốt chưa sang sông không được cho là nước đuổi quân.
  • Nước thí quân không được gọi là nước đuổi quân.

Thắng cờ

  • Chiếu bí được tướng đối phương.
  • Chiếu tướng đối phương mà đối phương không chống đỡ cho tướng mình được.
  • Đối phương không đi đủ số nước quy định trong thời gian quy định.
  • Đối phương tới chậm quá thời gian quy định để bắt đầu ván đấu.
  • Đối phương dùng một quân chiếu mãi hoặc dùng nhiều quân thay nhau chiếu mãi, thì phải thay đổi nước đi, nếu không bị xử thua.
  • Đối phương phạm luật cấm, còn bên này không phạm luật, bên phạm luật không chịu thay đổi nước đi.
  • Khi mở niêm phong tiếp tục ván hoãn, nếu bênh niêm phong ghi sai nước đi mà không giải thích được thì bị xử thua. Nếu đấu thủ có lượt đi ghi sai nươc đi trong niêm phong nhưng đối phương bỏ cuộc thì cả hai đều bị xử thua.
  • Đối phương tự tuyên bố xin thua.

Thua cờ

  • Không ghi 3 lần biên bản mỗi lần gồm 4 nước liên tục.
  • Đối phương mắc lỗi kỹ thuật 3 lần, mắc lỗi tác phong 3 lần.
  • Đối phương vi phạm các trường hợp bị xử thua cụ thể trên các thế cờ.

Quy định Hòa cờ

  • Trọng tài xét thấy ván cờ mà hai bên không thể bên nào thắng, tức là cả hai bên không còn quân nào có thể tấn công đối phương để chiếu bí được tướng đối phương.
  • Khi tổng số nước đi kể từ lần cuối cùng ván cờ có tiến triển là 30. Ván cờ có tiến triển là khi có quân bị bắt hoặc khi tốt đã sang sông và tiến lên một bước.
  • Hai bên đều không phạm luật cấm và đều không chịu thay đổi nước đi.
  • Hai bên cùng một lúc phạm cùng một điều luật cấm.
  • Khi tổng số nước đi của ván cờ là 300.
  • Một bên đề nghị hòa, bên đối phương đồng ý thì ván cờ mặc nhiên được công nhận là hòa.
  • Một bên đề nghị hòa, sau khi trọng tài kiểm tra mỗi bên đi đủ 60 nước mà không có một nước bắt quan nào thì ván cờ được xử hòa.
  • Khi một bên đang vào thế bị chiếu hết, bị vây chặt không còn nước đi thì không được phép đề nghị hòa.

Trên đây chúng tôi đã có những hướng dẫn cơ bản nhất cho những người bắt đầu tham gia chơi Cờ tướng. Hãy nghiên cứu kỹ để khi bắt đầu chơi sẽ có những nước đi chuẩn xác nhất.

Chúc các bạn chơi cờ vui vẻ.

Cập nhật: 10/09/2018
Danh mục
;