3 cách khắc phục lỗi Has Stopped Working trong Windows 10

Hướng dẫn sửa lỗi Has Stopped Working trên Windows 10

Trong quá trình sử dụng Windows nói chung và Windows 10 nói riêng, người dùng thường gặp phải một lỗi khá khó chịu khi mở chương trình hay ứng dụng bất kỳ đó là Has Stopped Working. Điều đó khiến cho chúng ta không thể chạy được chương trình hay ứng dụng đó nữa đồng thời hộp thoại thông báo sẽ xuất hiện như hình dưới đây. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến lỗi Has Stopped Working như lỗi cài đặt, xung đột phần mềm hoặc cũng có thể do các phần mềm độc hại xâm nhập vào máy tính gây ra. Vậy phải làm sao để khắc phục đây? Bạn đừng lo, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách sửa lỗi Has Stopped Working trong nội dung bài viết sau đây. Xin mời các bạn tham khảo.

Cách 1: Sử dụng Command Prompt

Bước 1: Trước tiên, bạn hãy nhập từ khóa cmd vào khung tìm kiếm của Windows rồi nhấn chuột phải vào kết quả rồi chọn Run as administrator để khởi chạy cửa sổ Command Prompt bằng quyền Admin.

Bước 2: Trong giao diện cửa sổ Command Prompt, hãy gõ lệnh sfc /scannow rồi ấn Enter. Sau đó, hệ thống sẽ tiến hành kiểm tra các tập tin trên máy tính và sửa lỗi (nếu có).

Cách 2: Sử dụng System Configuration

Một nguyên khá lớn gây ra tình trạng Has Stopped Working là do sự xung đột giữa các phần mềm đang cài trên máy tính và để khắc phục lỗi này, bạn hãy làm như dưới đây

Bước 1: Các bạn hãy ấn tổ hợp phím tắt Windows+R để mở hộp thoại Run rồi nhập từ khóa msconfig và ấn Enter để mở tiếp cửa sổ System Configuration.

Bước 2: Khi hộp thoại System Configuration xuất hiện, hãy chuyển sang tab Services rồi đánh dấu vào tùy chọn Hide all Microsoft services rồi bấm OK để lưu lại thiết lập.

Cuối cùng, bạn hãy khởi động lại máy tính để thay đổi có hiệu lực.

Cách 3: Sử dụng công cụ Troobleshooting

Bước 1: Đầu tiên, hãy truy cập vào thư mục điều khiển Control Panel rồi nhấn vào tùy chọn Troubleshooting.

Bước 2: Trong giao diện Troubleshoot computer problems, hãy nhấn tiếp vào tùy chọn Run programs made for previous versions of Windows.

Bước 3: Tiếp theo, hãy bấm Next trong hộp thoại Troubleshoot and help prevent computer problems.

Bước 4: Sau đó, ứng dụng sẽ tiến hành quét dò tìm các chương trình và phần mềm đang cài đặt trên máy tính của người dùng. Khi quá trình quét hoàn tất, bạn hãy chọn phần mềm muốn sửa lỗi từ trong danh sách rồi nhấn Next.

Bước 4: Kế tiếp, hãy nhấn vào tùy chọn Try recommended settings.

Bước 5: Hãy nhấn tiếp Test the program...

Trên đây, chúng tôi đã vừa hướng dẫn cách sửa lỗi Has Stopped Working trên Windows 10. Tất nhiên là còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa nhưng những phương pháp trên là phổ biến hơn cả.

Chúc các bạn thành công!

Cập nhật: 12/04/2018 Xuân Linh Nguyễn
Danh mục
;