Cách bày mâm ngũ quả Tết Trung Thu

  • 2 ★ 10 👨
  • 12.717

Mỗi dịp đến Tết Trung Thu mọi người lại nhớ đến đây như một cái tết cổ truyền của dân tộc dành riêng cho trẻ em. Đêm rằm Trung Thủ trẻ con sẽ được cùng nhau đi rước đèn, đi xem mua lân cùng với bạn bè trong xóm. Vui hơn hết là việc cả nhà cùng nhau được quây quần bên nhau để được cùng nhau phá cỗ. Mâm ngũ quả có vai trò khá quan trọng trong các dịp lễ tết, nó vừa có ý nghĩa tâm linh, cũng là sợi dây kết nối sự đoàn kết của gia đình. Vậy làm sao để có được mâm ngũ quả ngày Tết Trung Thu thật ý nghĩa và đẹp.

Cách bày mâm ngũ quả Tết Trung Thu 2016

Cách bày mâm cỗ Trung thu đầy đủ, ý nghĩa tùy theo vùng miền mà có các loại quả như: bưởi xanh, na dai, hồng đỏ bóng, hồng ngâm, lựu, ổi, cam, mía tím, chuối tiêu, dưa hấu, quả thị thơm vàng.... Trong đó, quả bưởi là thứ không thể thiếu được ở bất cứ đâu.

Ý nghĩa của các loại quả cũng rất thú vị. Quả hồng đỏ là mang niềm hy vọng. Quả na mang ước nguyện lộc ở, sinh sôi. Quả bưởi tượng trưng điều tốt lành. Quả lựu mang tới ngọt ngào, may mắn. Dưa hấu, dưa vàng mong cầu bình an...

Để mâm cỗ Trung thu đẹp mắt nhất, phải chú ý màu sắc của các loại quả. Cho dù muốn bày loại quả gì thì cũng nên có quả xanh, quả chín. Bởi màu xanh mang tính âm, quả chín mang tính dương, tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ.

Ngoài việc dùng trang trí mâm ngũ quả mang tính truyền thống, bạn cũng có thể trang trí thêm những con vật làm bằng rau củ quả để mâm ngũ quả nhà mình thêm phần sinh động.

Cách bày mâm ngũ quả Tết Trung Thu

Mâm ngũ quả miền Bắc

Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Đặt nải chuối ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chin vàng nổi bật. Những quả chín đỏ như đào, hồng, quýt đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng. Mặc dù gọi là mâm ngũ quả, song ngày nay nhiều gia đình chọn lựa nhiều thứ quả với nhiều màu sắc khác nhau, nhằm cầu tiền tài, một năm mới sung túc, no ấm. Chính vì vậy ngoài những loại quả truyền thống, mâm "thập" quả ngày nay còn có cả nho, lê, táo, cam, măng cụt, thanh long.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Trung

Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… rất phong phú.

Mâm ngũ quả miền Trung

Mâm ngũ quả miền Nam

Người miền Nam thường cầu kỳ hơn trong khâu chọn lựa hoa quả để bày mâm ngũ quả cũng gia tiên. Nếu người miền Bắc dùng chuối làm loại quả quan trọng nhất để bày lên bàn thờ, thì người miền Nam lại khác. Do cách phát âm gần giống với từ “chúi” (thể hiện sự nguy khó) nên chuối là thứ quả không bao giờ xuất hiện. Cũng bởi câu nói: “Cam làm quýt chịu” nên người Nam không bày những trái cam óng ả vui mắt như người Bắc. Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại trái: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.

Mâm ngũ quả miền Nam

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn môt số cách bầy mâm ngũ quả theo vùng miền khác nhau. Hi vọng bài viết sẽ gợi ý cho bạn một số hướng để trang trí mâm ngũ quả nhân dịp Tết Trung Thu.

Chúc các bạn có được mâm ngũ quả như ý.

Cập nhật: 03/10/2017
  • 2 ★ 10 👨
  • 12.717